Tình Trạng Khủng Hoảng Nhân Đạo Tại  Sudan

  • Thứ tư, 08:53 Ngày 17/04/2024
  • Đã một năm trôi qua kể từ khi người dân Sudan rơi vào tình trạng khẩn cấp về nhân đạo nghiêm trọng sau cuộc giao tranh bùng phát ác liệt giữa Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) nổ ra vào giữa tháng 4 năm 2023. Sau nhiều năm trải qua các cuộc khủng hoảng kéo dài, người dân Sudan giờ đây phải đối mặt với những mối đe dọa lớn hơn liên quan đến sự an toàn và an ninh, nhà ở, nguồn nước, thực phẩm, cơ sở hạ tầng y tế thiết yếu và nền giáo dục.

    Theo Liên hợp quốc, do xung đột, hơn 8 triệu người buộc phải rời bỏ nhà cửa để tìm kiếm sự an toàn trong nước và ngoài Sudan. Bạo lực tình dục và vi phạm giới tính đang gia tăng đáng kể và có sự gia tăng mạnh mẽ về tình trạng gia đình bị phân tán. Cùng với 3,8 triệu người phải di dời do xung đột nội bộ trong quá khứ, Sudan hiện đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng di dời trong nước lớn nhất thế giới và đối tượng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng di dời nghiêm trọng nhất đó là trẻ em, với hơn 3 triệu trẻ em buộc phải di dời trong và ngoài nước.

    Gần 18 triệu người trên khắp Sudan - hay gần một phần ba dân số Sudan - hiện đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng (IPC Mức độ 3 hoặc cao hơn). Đây là mức độ mất an ninh lương thực cao nhất được ghi nhận trong mùa thu hoạch người dân Sudan phải đối mặt (tháng 10 đến tháng 2). Trong tổng số này, năm triệu người hiện đang phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực ở mức độ khẩn cấp (IPC Mức độ 4), một số người trong số họ đang phải đối mặt với tình trạng thảm khốc (IPC Mức độ 5), đặc biệt là ở Tây và Trung Darfur. Nhóm dân số bị mất an ninh lương thực ở mức độ cao nhất ở Sudan được xác định ở những khu vực có xung đột đặc biệt căng thẳng, gồm các khu vực tại Al Jazirah, Darfur, Khartoum và Kordofan.

    Trong thời điểm này, các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, bao gồm cả bệnh dịch tả, đang xảy ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân, 2/3 dân số bị ảnh hưởng không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tổng cộng có khoảng 24,8 triệu người - gần một nửa trong tổng số 51 triệu người dân Sudan - đang rất cần sự hỗ trợ nhân đạo.

    Trong cuộc khủng hoảng khủng khiếp này, việc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuyên biên giới từ Chad và Nam Sudan là hết sức cần thiết và cấp bách. Do sản lượng ngũ cốc chủ yếu của Sudan, là lúa miến và hạt kê, bị suy giảm nghiêm trọng, thì cuộc khủng hoảng nhân đạo, đặc biệt là ở Darfur, có khả năng trở nên tồi tệ hơn.

    Tuy vậy, mặc dù tình trạng thảm khốc, quỹ tài trợ kêu gọi hỗ trợ nhân đạo của Liên hợp quốc dành cho Sudan hiện chỉ là 7%. Kế hoạch khẩn cấp Hỗ trợ Người dân tị nạn khu vực Sudan năm 2024 cũng cần 1,4 tỷ USD nhằm tiếp tục thực hiện các hỗ trợ liên đới và bảo vệ then chốt nhằm cứu sống 2,7 triệu người tị nạn, người hồi hương và cộng đồng tiếp nhận ở 5 quốc gia láng giềng.

    Chúng tôi tha thiết kêu gọi cộng đồng quốc tế đừng bỏ rơi người dân Sudan, cho dù cần tập trung sự hỗ trợ nhân đạo vào các cuộc xung đột tại các khu vực khác. Trong khi các nỗ lực tích cực cấp cơ sở nhằm hỗ trợ, bao gồm các sáng kiến xây dựng hòa bình của các nhà lãnh đạo tôn giáo và bảo thủ cũng như nguồn hỗ trợ tài chính từ cộng đồng người Sudan hải ngoại, chúng tôi khẩn thiết kêu gọi sự hỗ trợ nhân đạo lớn hơn của quốc tế nhằm giảm thiểu nỗi thống khổ người dân nơi đây đang phải chịu đựng. So sánh mức độ rộng về nhu cầu và nguồn tài trợ dưới mức ứng phó khủng hoảng với các cuộc khủng hoảng lớn khác, cuộc thảo luận mức hỗ trợ cần khai mở các nguồn lực mới và bổ sung, đồng thời ưu tiên làm việc thông qua cộng đồng hải ngoại và các cơ quan có quan hệ đối tác có thể cung cấp những nguồn lực này cho những nơi ứng phó tuyến đầu của địa phương. Chúng tôi cũng kêu gọi sự liên đới nhiều hơn của quốc tế trong việc tiếp cận nhân đạo (bao gồm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xuyên biên giới từ Chad và Nam Sudan), các giải pháp ngoại giao nhằm đạt được lệnh ngừng bắn khẩn cấp, và chấm dứt cuộc xung đột hiện nay, cuộc khủng hoảng nạn đói lớn nhất thế giới trong năm 2024.

    Nguồn: https://www.caritas.org/2024/04/statement-on-humanitarian-crisis-in-sudan/

    Chuyển ngữ: PTT – Caritas Việt Nam


     

    Bài viết liên quan